https://www.quora.com/What-does-the-quote-nosotros-take-fine art-in-order-not-to-die-of-the-truth-past-Friedrich-Nietzsche-hateful

Question : Câu "chúng ta có nghệ thuật để không phải chết vì sự thật" của Friedrich Nietzsche có nghĩa là gì?

==========================

Respond : Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện này …

"Câu chuyện cổ về vua Midas vào rừng săn tìm Silenus thông thái, người đồng hành của Dionysus. Cuối cùng, sau nhiều năm, nhà vua cũng bắt được hắn và hỏi hắn rằng điều đáng mong ước nhất của loài người là gì. Silenus hậm hực im lặng cho đến khi nhà vua dùng giáo chọc vào mông, hắn thở hắt ra với một nụ cười lạnh lẽo: "Ồ, cái thứ sinh vật yểu mệnh … tại sao ngươi lại buộc ta cho ngươi biết điều mà ngươi không nên nghe thấy nhất ? Điều tốt nhất thì lại nằm hoàn toàn nằm ngoài tầm với của ngươi, đó là không sinh ra, không tồn tại, không là gì cả. Còn điều tốt thứ nhì, đó là chết sớm"

Câu chuyện này là một đoạn trích đoạn trong tác phẩm "Sự khai sinh của bi kịch". Nó là một trong những trích đoạn thú vị nhất trong gia tài sáng tác của Nietzsche. Về cơ bản, đó là về việc khám phá sự xấu xí và tàn nhẫn của sự thật. Để tôi giải thích rõ hơn :

Sự thật xấu xí đó là chúng ta đến từ hư vô và chúng ta trở về với hư vô sau cái chết. Không ai chọn được sinh ra ngoài tầm với như Silenus đã nói, nhưng một khi bạn đã ra đời, bạn lại không thể chọn cho mình không chết đi, cũng là ngoài tầm với. Không bao giờ được sinh ra sẽ giải phóng chúng ta khỏi những bi kịch của cái chết – và do đó nó là điều tốt nhất. Điều tốt thứ nhì, như nói ở trên, là chết sớm, vì lẽ như thế thì một người sẽ không phải chịu nỗi tuyệt vọng khi biết mình sắp phải trở lại hư vô

"Nhưng thế còn cuộc đời ? Không phải là cuộc đời thật tươi đẹp đó sao ?" Bạn sẽ nói. Và đó chính là trọng tâm. Nietzsche đã quy khám phá này cho người Hy Lạp, những người, mà như ông nói, đã sáng tạo ra các vị thần của đỉnh Olympus để ca ngợi thế giới. Để phủ lên sự thật xấu xí tấm chăn của vẻ đẹp. Sự tồn tại của các vị thần, những mưu toan, xung đột, chiến đấu giữa họ, toàn bộ thế giới thần thoại này làm cho sự tồn tại của con người có ý nghĩa hơn. Làm cho cuộc đời đẹp đẽ để bù đắp cho sự xấu xí của cái chết. Một sự đặt cược đầy thú vị.

Nó không giống giải pháp của Thiên Chúa giáo. Giải pháp của Thiên chúa giáo là phát minh ra một thế giới "bên kia". Nhưng đó là, như Nietzsche chỉ ra, một giải pháp cũng hư vô tương đương với sự hư vô mà trí tuệ của Silenius trích dẫn ở trên – bởi vì nó làm cho cuộc đời "phía bên này" trở nên kém giá trị hơn cuộc đời "phía bên kia". Nhưng những người Hy Lạp tô điểm cuộc đời không phải vì một thế giới "bên kia", mà để làm cho thế giới "bên này" tốt hơn. Bão nổi trên mặt biển là cơn giận của thần Poseidon. Trên chiến trường đó Ares đang tung hoành. Cô gái xinh đẹp này sẽ làm Aphrodite ghen tỵ vì sắc đẹp. Nếu tôi đi săn, Diana đồng hành cùng tôi. Bông hoa kia thủa xưa là một người chàng trai xinh đẹp tự ám ảnh yêu lấy chính mình. Zeus từng trốn bà vợ ghen tuông của mình trong cái hang nọ. Mọi điều xung quanh họ đều đẹp và ý nghĩa. Chúng không phải chỉ là thứ ngẫu nhiên. Chúng là tạo tác của các vị thần.

Vì vậy, nghệ thuật như sự trình diễn của cái đẹp, sẽ che đậy lên cái sự thật mà nhất định sẽ dẫn chúng ta đến sự tuyệt vọng và cái chết. Nó che đậy nhưng không phải là một hình thức chạy trốn khỏi sự thật – đó là một hình thức chống đỡ lại sự thật. Bên cạnh các giải pháp Hy Lạp, còn có giải pháp của Thiên Chúa Giáo như tôi đã nói ở trên. Ngoài ra còn có giải pháp Phật giáo cho rằng không được để bản thân lưu luyến các sự vật thế gian practice đó bạn sẽ thanh thản đón nhận chết. Giải pháp của chủ nghĩa tư bản lại có thể là sự ám ảnh và tự gắn mình chặt chẽ với những điều tầm thường, làm vậy con người sẽ quên đi cái chết.

Người ta có thể tranh luận (và tôi nghĩ cũng công bằng) rằng sau này Nietzsche không còn đặt chủ nghĩa hư vô làm nòng cốt trong triết học của ông. Sau cùng, Nietzsche là tất thảy mọi việc để vượt qua chủ nghĩa hư vô trong khi cái đoạn văn trên là khá hư vô. Điều này cần được bàn luật thêm. Nhưng ý nghĩa của nghệ thuật đối với Nietzsche thường bị mọi người đánh giá thấp trong khi thực ra nó là khá quan trọng trong suốt sự nghiệp của ông ta.